Đối với một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, thống kê của Sở Công Thương, mỗi năm thành phố cần khoảng 660.000 tấn gạo, 85.000 tấn đường, 60.000 tấn dầu ăn, 216.000 tấn thịt heo, 130.0000 tấn thịt gia cầm, 1 tỷ quả trứng gà, vịt và gần 1 triệu tấn rau củ quả, 132.000 tấn thủy sản...
Yêu cầu của người tiêu dùng với nhóm hàng nông sản ngày càng cao, phải có tiêu chuẩn rõ ràng, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu này?
Nông sản chuẩn khó đến tay người tiêu dùng
Trên thực tế, chỉ có khoảng 30% lượng hàng nông sản thực phẩm vào thành phố được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và cao hơn. Nguyên nhân có phần do tiêu thụ nông sản thực phẩm chưa phân biệt rõ giữa sản xuất theo chuẩn và chưa theo chuẩn.
Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM đặt vấn đề: “Chúng ta đang vận động nông dân sản xuất theo VietGap - sạch - an toàn. Tuy nhiên nếu bà con thực hiện tốt thì sản phẩm của nông dân có đảm bảo đi hết vào hệ thống phân phối, không có trường hợp được mùa mất giá hay không?”.
Một cán bộ Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp cũng tỏ ra băn khoăn khi cho biết tỉnh này cũng đang nỗ lực hướng nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn tiên tiến, nhưng sản xuất rồi thì vào kênh phân phối hiện đại của thành phố cũng không dễ dàng vì rất nhiều lý do.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp thẳng thắn phản ánh: “Hàng đạt chuẩn đưa vào siêu thị vấp phải những quy định mà nông dân khó thực hiện được. Có những nông dân than rằng, vào siêu thị cấp trên thì nói dễ, nhưng gặp cấp dưới thì khó.”
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cũng cho rằng: Nông dân thành phố sẵn sàng làm nông sản VietGap nhưng có tiêu thụ được hay không, phân biệt với nông sản không đạt chuẩn không thì cần phải có hệ thống phân phối hiện đại tiên phong trong tiêu thụ thì mới có thể tiếp cận người dùng hiệu quả nhất.
Kênh phân phối hiện đại?
PGS.TS Trần Tiến Khai, trường Đại học Kinh tế TP.HCM đang nghiên cứu về chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm của TP cho rằng: “Rõ ràng là 80% thực phẩm tiêu thụ thông qua chợ thì chúng ta không có khả năng kiểm soát được an toàn thực phẩm một cách tuyệt đối. Đã đến lúc các nhà phân phối theo kênh hiện đại cùng các doanh nghiệp phải ngồi với nhau để khẳng định lại và hình thành được một bộ tiêu chuẩn dùng chung.”.
Ông Trần Lâm Hồng, Phó Tổng giám đốc Saigon Coop cho biết, trong khi chờ bộ tiêu chuẩn cho kênh phân phối hiện đại, Saigon Coop cũng đã lựa chọn hàng hóa theo tiêu chuẩn của mình. Hiện nay với TP.HCM diện tích xây dựng các cửa hàng rất hạn chế, trong khi số lượng mặt hàng của các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Nên chúng tôi trước tiên phải tính toán bố trí trình bày hàng hóa cho khoa học và có những chính sách để hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng sẽ được ưu tiên vào trưng bày trước.
Từ thực tế đó, TP.HCM xác định sẽ dùng kênh phân phối hiện đại để chuẩn hóa nông sản thực phẩm, yêu cầu phía sản xuất cung ứng hàng đúng chuẩn và người tiêu dùng mua hàng đã được nhà phân phối chứng nhận. Nhưng để tránh được tình trạng mỗi hệ thống đưa ra một chuẩn hoặc chuẩn không rõ ràng gây khó cho người sản xuất thì hệ thống phân phối hiện đại phải ngồi lại với nhau để đưa ra bộ tiêu chuẩn cho hàng nông sản thực phẩm.
Trước mắt, Sở Công thương TP yêu cầu các nhà phân phối: định chuẩn hàng hóa theo VietGap, GlobalGap và cao hơn là Organic; cam kết thu mua sản lượng thu hoạch; chỉ nhận bán hàng đạt chuẩn; hỗ trợ trưng bày, ưu tiên chọn làm nhãn hàng riêng.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM khẳng định: “10 năm qua TP đã vận động người tiêu dùng ủng hộ hàng Việt bằng tình cảm, bằng lòng yêu nước, bằng sự hỗ trợ. Nhưng chúng ta không thể vận động và kêu gọi mãi mãi được mà hàng Việt phải lớn lên, phải khẳng định, nâng tầm mình để cạnh tranh, để chinh phục người tiêu dùng. Để nâng tầm thì chúng ta phải chuẩn hóa lại.”
TP.HCM đang mở rộng và nâng chất cuộc vận động từ “Tự hào hàng Việt Nam” sang “Chắp cánh hành Việt”, tập trung các giải pháp hỗ trợ, định hướng, giúp chuẩn hóa có truy xuất nguồn gốc sản xuất ngành hàng nông sản thực phẩm tươi sống, ổn định cung - cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất, gián tiếp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm.
Nguồn bài: Thế giới Tiếp thị
Tại hội chợ, tỉnh Hải Dương có 2 gian hàng với hơn 20 sản phẩm do Trung tâm Xúc tiến thương mại tổ chức, tham gia. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp kết nối giao thương, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm tiêu biểu.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Công Thương, UBND tỉnh sẽ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thống nhất chủ trương cho phép xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng chợ hạng 3 tại nông thôn.
Sở Công Thương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh phối hợp triển khai thực hiện các nội dung liên quan.
Ngày 17/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.