Năm 2017, xuất khẩu dệt may vượt mục tiêu, đạt 31 tỷ USD

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại trong năm 2017, nhất là với áp lực của Hiệp định thương mại TPP bị dừng lại, nhưng với với quyết tâm cao, ngành dệt may đã từng bước ổn định, vượt qua thách thức, đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức tăng trưởng cao, dự kiến đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2016. 

Hoàn tất sản phẩm comple tại Tổng công ty May 10
Đây là thông  tin được ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra tại buổi họp báo tổng kết năm 2017 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam diễn ra chiều ngày 4/12.
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 2 tháng cuối năm đạt 5,27 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016, vượt mục tiêu đề ra đầu năm. Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 25,91 tỷ USD tăng 8,7% so với năm 2016; xuất khẩu vải đạt 1,07 tỷ USD giảm nhẹ 0,65%; xuất khẩu xơ sợi ước đạt 3,51 tỷ USD. Đáng chú ý, giá trị thặng dư thương mại đạt 15,51 tỷ USD, tăng 7,15% so với năm 2016.
Năm 2017, ngành dệt may phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, bên cạnh những thị trường xuất khẩu chính được giữ vững như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, một số thị trường có sự bứt phá như: Trung Quốc, Nga, Campuchia... Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may cũng phát triển đa dạng các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài các mặt hàng dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị tăng cao như vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất tốt. 
Theo ông Trương Văn Cẩm, đóng góp vào thành công trên là toàn ngành đã vận dụng hết sức hiệu quả công nghệ quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đã từng bước áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tinh giản bộ máy, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đạt giá trị gia tăng cao hơn.
Song song với các giải pháp cho phát triển xuất khẩu, toàn ngành cũng tập trung xây dựng các giải pháp cho phát triển thị trường nội địa, xây dựng các thương hiệu của thời trang Việt Nam.
Chia sẻ về những khó khăn của ngành dệt may, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, Hiệp hội Dệt may Việt Nam luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, đào tạo nghiệp vụ, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng suất, áp dụng các mô hình sản xuất thông minh theo xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 hướng tới phát triển bền vững trong ngành. 
Đặc biệt, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ trong việc điều chỉnh cơ chế tiền lương, bảo hiểm, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, góp phần giảm bớt khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp dệt may.
Một trong những vấn đề gây khó cho doanh nghiệp dệt may được ông Trương Văn Cẩm nhắc đến, đó là, hiện mặt hàng vải nhập khẩu về để gia công xuất khẩu không phải chịu thuế. Nhưng vải trong nước sản xuất khi doanh nghiệp mua về để gia công xuất khẩu lại phải chịu thuế. Ông Cẩm cho rằng, như vậy là không công bằng, không tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất vải trong nước. Một vấn đề nữa cũng đang làm khó doanh nghiệp dệt may là, xử lý nguyên liệu gia công xuất khẩu còn dư thừa… 
Hiệp hội Dệt may đã kiến nghị lên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Chính phủ về những bất cập trên để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may- ông Cẩm cho biết thêm. 
Đánh giá về năm 2018, ông Trương Văn Cẩm cho hay, khả năng kinh tế thế giới ổn đinh và có mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2017. Do vậy, tiếp đà tăng trưởng của năm 2017, cùng với những nỗ lực của ngành dệt may, cũng như những giải pháp tháo gỡ khó khăn mà Chính phủ cùng các Bộ ngành đang quyết liệt thực hiện, ngành dệt may dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 33,5-34 tỷ USD trong năm tới.
(Theo Báo Công Thương Điện Tử)


Tin khác

Tỉnh Hải Dương giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu tại Hội chợ Vietnam Expo 2023

Tỉnh Hải Dương giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu tại Hội chợ Vietnam Expo 2023 05-04-2023 / * Tin tức - Sự kiện

Tại hội chợ, tỉnh Hải Dương có 2 gian hàng với hơn 20 sản phẩm do Trung tâm Xúc tiến thương mại tổ chức, tham gia. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp kết nối giao thương, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm tiêu biểu.

Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 27-02-2023 / * Tin tức - Sự kiện

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Sở Công Thương đề xuất hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn xuống cấp

Sở Công Thương đề xuất hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn xuống cấp 07-09-2023 / * Tin tức - Sự kiện

Trên cơ sở đề xuất của Sở Công Thương, UBND tỉnh sẽ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thống nhất chủ trương cho phép xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng chợ hạng 3 tại nông thôn.

Tăng cường tuyên truyển, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Tăng cường tuyên truyển, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hải Dương 25-01-2024 / * Tin tức - Sự kiện

Sở Công Thương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh phối hợp triển khai thực hiện các nội dung liên quan.

Một số điểm mới trong Nghị định số 80/2023/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu

Một số điểm mới trong Nghị định số 80/2023/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu 22-11-2023 / * Tin tức - Sự kiện

Ngày 17/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.